Phương pháp xử lý khí thải, bụi gỗ

xử lý khí thải, bụi gỗ

 Hiện nay, với xu thế công nghiệp hoá , hiện đại hoá chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật cũng như của kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển ấy, mức sống của con người cũng được cải thiện và nhu cầu của con người cũng dần thay đổi. Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển ấy là một loạt các vấn đề về môi trường, bởi lẽ khi cuộc sống con người no đủ thì người ta sẽ nghĩ đến việc làm đẹp.
Từ các sản phầm tự nhiên như tre, lứa, gỗ, cói…. người ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm rất đẹp mắt và rất hữu ích, tiện lợi dùng để trang trí trong gia đình, trường học, bệnh viện… tuy nhiên đi kèm với quá trình tạo ra các sản phẩm đó là sự tạo ra rất nhiều loại bụi với các kích thước khác nhau gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe công nhân làm việc và khu vực dân cư xung quanh.

Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi trong nhà máy trước khi thải ra môi trường không khí là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.


Những tác hại của bụi gỗ
Bụi gỗ gây ung thư
Bụi gỗ từng được biết là nguyên nhân gây ung thư. Chỉ riêng Pháp đã có 308,000 công nhân tiếp xúc với bụi gỗ và có nguy cơ mắc bệnh ung thư nghiêm trọng, đặc biệt là các công nhân ngành xây dựng và ngành đồ gỗ.
Việc tiếp xúc với bụi gỗ gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù được sử dụng trong mọi ngành xây dựng, gỗ không phải là một vật liệu vô hại.
Nếu không mang khẩu trang sẽ để lại hậu quả đối với sức khỏe, từ chảy máu mũi đến ung thư mũi, xoang và phổi. Các công nhân này cũng dễ mắc bệnh chàm (eczema), viêm da, viêm mũi dị ứng, thậm chí hen suyễn.
Hít thở bụi gỗ hiện này đã trở thành nguyên nhân thứ hai gây bệnh ung thư do nghề nghiệp sau chất amiant.
Quy trình công nghệ xử lý bụi cho nhà máy gỗ

Quy trình công nghệ xử lý bụi nhà máy gỗ
Quy trình công nghệ xử lý bụi nhà máy gỗ
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý:

Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các thiết bị. Các chụp hút được gắn với hệ  thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm bụi theo hệ  thống đường ống dẫn vào Xiclon. Hạt bụi trong dòng không khí chuyển động dòng xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ đi xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài xiclon.
Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo hướng ngược với chiều chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của Xiclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng, rơi xuống phễu, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải. Không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ giữ lại trên  bề mặt vải, còn các hạt nhỏ hơn cũng bám dính trên bề mặt sợi vải lọc nhờ va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, theo thời gian hoạt động lớp bụi thu được dày lên tạo nên một lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.
Hiệu quả lọc đạt tới 99,99% và lọc được tất cả các hạt rất nhỏ nhờ có lớp trợ lọc. Sau một khoảng thời gian hoạt động lớp bụi sẽ rất dày làm tăng cao sức cản của màng, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên vải lọc. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn tới ống khói và thoát ra ngoài không khí.
Ưu điểm:
Thiết bị này khá đơn giản, lại được đặt trên giá có bánh xe nên có thể di chuyển một cách dễ dàng trong khu vực sản xuất nên giải quyết được hầu hết toàn bộ lượng bụi thải ra trong quá trình sản xuất.

Ngoài nhận thiết kế thi công các hệ thống xử lý khí thải Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh còn hướng dẫn bảo trì hệ thống xử lý khí thải miễn phí, tư vấn cải tạo hệ thống xử lý khí thải với các công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí tối đa.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý khí thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
Posted in xu ly khi thai | Leave a comment

Tư Vấn Lập Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì ?
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, cam kết bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2005) thay đổi tên gọi thành kế hoạch bảo vệ môi trường và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2015.
– Đây là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
– Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ lập 1 lần trước khi triển khai dự án.
Tìm hiểu về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường
Một số câu hỏi liên quan như:
– Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường ?
– Đối tượng nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường ?
– Những quy định về lập kế hoạch bảo vệ môi trường ?
– Quy trình thực hiện ra sao ?
– Cơ quan thẩm định có trách nhiệm như thế nào trong việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường này ?
Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định:
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
– Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 18, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Cơ sở pháp lý kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014
  • Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Quy trình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.
– Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, chất thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…
– Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên môi trường.
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Dự án.
– Thẩm định và quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thời điểm đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Cơ quan chuyên trách về BVMT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
– Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên.
– Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý.
– Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường 
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
  • Thay đổi địa điểm
  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước

  • Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về hồ sơ môi trường và xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
Posted in ho so moi truong | Leave a comment

Phương Pháp Xử Lý NướcThải Ngành Hóa Mỹ Phẩm

Phương pháp xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
1. Phương pháp vật lý (cơ học)
– Phương pháp này sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ví dụ như quá trình tách rác (chủ yếu là các bao bì) ra khỏi nước thải.
– Các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy ép bùn, các thiết bị lọc (lọc cát, lọc than )…
2. Phương pháp hoá lý
– Phương pháp này ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
– Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn nhôm, PAC, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi, … dùng để loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt của nước thải từ sản xuất dầu gội, sữa tắm…, độ màu, độ đục, COD, BOD5của nước thải.
3. Phương pháp hoá học
– Phương pháp này dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ô nhiễm thành chất không ô nhiễm. Ví dụ như dùng ozon, Chlorine, để ôxy hoá các chất hữu cơ, vô cơ còn lại trong nước thải sau khi qua xử lý sinh học.
4. Phương pháp sinh học
– Phương pháp xử lý nước thải này nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật để phân huỷ một hàm lượng chất hữu cơ rất cao trong nước thải của ngành mỹ phẩm, khả năng khử BOD5, COD rất hiệu quả. Phương pháp này chia làm 2 loại chủ yếu là sinh học hiếu khí (có mặt sinh vật hiếu khí) và sinh học kị khí (có mặt sinh vật kị khí). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các quy trình xử lý nước thải vì có ưu điểm giá thành thấp, dễ vận hành.
– Các công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như : Aerotank, sinh học hiếu khí SBR, sinh học tiếp xúc quay RBC (Rotating biological contact).
– Các công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như : UASB ( upflow anearobic slugde blanket ), bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc, bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn,…

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm
Công nghệ xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
Nước thải từ các hầm bơm ở mỗi dây chuyền sản xuất tập trung về bể lắng kết hợp tuyển nổi để lắng bớt những hạt cặn có kích thước lớn và giúp các hạt cặn, chất hữu cơ có kích thước nhẹ hơn nổi lên bám vào các bọt khí nhờ quá trình tuyển nổi. Sau đó, nước thải được bơm lên bể điều hoà.

Nước thải sau khi chảy vào bể điều hòa sẽ được khuấy trộn bằng dàn ống sục khí được bố trí dưới đáy bể điều hòa để tránh lắng cặn và nước thải cũng được oxy hóa một phần nhỏ, đồng thời tại đây nước thải sẽ được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) cũng như ổn định lưu lượng trước khi cấp vào hệ thống xử lý vi sinh hiếu khí bởi 2 bơm. Ngoài ra bể điều hòa còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học.

Hoạt động của bể vi sinh/lắng kết hợp: Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng 2 máy thổi khí, hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm đồng thời quá trình xử lý BOD, N, P và các chất trong nước thải diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây khí được ngừng cung cấp vào bể tạo môi trường yên tĩnh và với khả năng lắng nhanh dựa vào trọng lực, bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này sau đó được xả xuống bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.

Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước chlorine (nồng độ 6-9 ppm) và lưu trong thời gian 30 phút để khử trùng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá…).

Bùn vi sinh dư được bơm ra định kỳ và tập trung lại bể chứa bùn. Sau một thời gian, bùn vi sinh sẽ bị phân hủy thành nước dơ & xác bùn. Nước dơ sẽ được xử lý theo chu trình, còn xác bùn cùng với các cặn lắng khác sẽ được hút bỏ bằng xe bồn chuyên dụng, định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
Posted in xu ly nuoc thai | Leave a comment

Tư vấn, xây dựng hệ thống xử lý khí thải

Tư vấn xây dựng xử lý khí thải, xử lý hơi dung môi, xử lý mùi hôi, lọc bụi, khói bếp
hệ thống xử lý khí thải

Môi trường không khí là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Tuy vậy, ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và gia tăng mạnh của các nhà máy và các khu công nghiệp thì việc tác động không khí đến môi trường xung quanh là không thể tránh được. Ô nhiễm không khí khi có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không còn sạch nữa hoặc chúng toả mùi hôi, có mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn xa do bụi.
Để đảm bảo chúng ta sống chung trong bầu không khí trong lành thì việc xử lý khí thải phải được giảm sát chặt chẽ hàm lượng khí thải ra môi trường. Chính vì thế, doanh nghiệp nào cũng phải nên tiến hành thi công hệ thống xử lý khí thải để bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, viêc xử lý tốt nguồn ô nhiễm cũng đồng nghĩa với việc tăng suất xử lý vì khi đó sức khoẻ của công nhân cũng được cải thiện.
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn xây dựng, lắp đặt, vận hành chuyển giao các hệ thống xử lý khí thải, xử lý hơi dung môi, xử lý mùi hôi, lọc bụi, khói bếp. Xử lý triệt để các loại khí gây ô nhiễm môi trường như SO2, CO, CO2, NOx, , H2S,… trong đó:
     – CO: Là sản phẩm của quá trình cháy khi thiếu O2, CO gây ức chế sự hô hấp của động vật và tế bào thực vật. Có thể gây tử vong nhanh chóng ở nồng độ 0,8 ppm.
      – NOx: Bao gồm NO và NO2…. Đây là những chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu phát thải vào bầu khí quyển.
      – SOx: Hầu hết các loại nhiên liệu lỏng đều có chứa lưu huỳnh và khi cháy thành phần lưu huỳnh trong chúng sẽ phản ứng với oxy tạo thành khí SO2, trong đó khoảng 99% là khí SO2.
      – Bụi: Trong sản phẩm cháy của các nguyên liệu lỏng và rắn hầu hết đều có mang theo bụi. Nhiên liệu khi cháy sẽ sinh ra một hàm lượng bụi lớn và lượng bụi này rất cần được xử lý để tránh bụi phát tán ra môi trường gây ra các bệnh về đường hô hấp và làm mất vệ sinh môi trường xung quanh nguồn thải.
 Xét riêng về xử lý khí thải, chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và cung cấp nhiều giải pháp đáp ứng cho từng nhu cầu riêng của từng khách hàng. Chúng tôi tin rằng, khi đến với chúng tôi khách hàng sẽ luôn luôn có được những kết quả tốt nhất.
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh có các phương pháp xử lý đa dạng:
        Phương pháp hấp thụ
        Phương pháp hấp phụ
        Phương pháp lọc bụi bằng buồng lắng
        Phương pháp lọc bụi bằng Cyclone
        Phương pháp lọc bụi bằng túi vải
        Phương pháp lọc bụi tĩnh điện
        Phương pháp ngưng tụ
        Phương pháp đốt
        Phương pháp xử lý sinh học
Ngoài thiết kế thi công các hệ thống xử lý khí thải Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh còn hướng dẫn bảo trì hệ thống xử lý khí thải miễn phí và tư vấn cải tạo hệ thống xử lý khí thải với các công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí tối đa.
Hiện tại trên website congnghemoitruong.infodanh mục xử lý khí thải của chúng tôi thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về tài liệu xử lý khí thảigiáo trình xử lý khí thải cũng như đồ án xử lý khí thải từ các trường và các cơ quan liên kết với Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên hoặc doanh nghiệp có những kinh nghiệm hữu ích nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý khí thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

Posted in xu ly khi thai | Leave a comment

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm

Các phương pháp sinh học xử lý nước thải nuôi tôm


Các phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước thải nuôi tôm chứa nhiều các chất hữu cơ. Có 2 hướng chính xử lý sinh học là sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải và sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ.

1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật


Một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nước thải thủy sản. Những vi sinh vật có thể liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng cách duy nhất là tổng hợp thành tế bào (nguyên sinh chất) mới. Chúng có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hũu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Nhưng sau khi hấp thụ, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm tới 0. Một lượng nhất định các chất hữu cơ hấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.

2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm

Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và phospho, carbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác.

Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc một – động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc một ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Micheal J. Phillips, 1995).

Trong thực tế, để đảm bảo đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm với chi phí vận hành tối thiểu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp nhiều hệ thống và các tác nhân khác nhau. Tùy theo hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải và điều kiện cụ thể của từng khu vực.

Có rất nhiều phương pháp sinh học có thể sử dụng để xử lý ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản ven biển, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm riêng, xong sử dụng các hồ sinh học và các hệ thống đất ngập nước vẫn có ưu thế hơn cả xét về phương diện kinh tế lẫn môi trường, nhất là quy mô nuôi chưa cao, hệ thống nuôi còn nhỏ lẻ chủ yếu mang tính chất nông hộ chu kỳ thải từ 3 – 15 ngày/lần.

3. Hồ sinh học

Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.

Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.

Ở nước ta hiện nay hồ sinh học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các biện pháp xử lý nước thải vì có nhiều thuận lợi:

– Không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
– Bảo trì, vận hành đơn giản, không đòi hỏi có người quản lý thường xuyên.
Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải trong nuôi tôm sẽ cho hiệu quả về môi trường và kinh tế.

4. Các hệ thống đất ngập nước

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển diễn ra ở vùng nước mặn – lợ nên có thể sử dụng các hệ thống đất ngập nước để xử lý ô nhiễm môi trường đặc biệt là các khu vực rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ biến ở ven biển Việt nam. Có thể sử dụng RNM như một bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1 ha RNM mỗi năm tăng trưởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ được 21 kg nitơ, 20 kg phospho (Jesper Clausen, 2002). Rừng ngập mặn có thể hấp thụ được một lượng lớn chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển. Khu hệ thực vật ở hệ thống này có vai trò như sau:

– Làm giảm ánh sáng chiếu xuống mặt nước, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của tảo.

– Tạo điều kiện điều hòa vi khí hậu, đặc biệt cách nhiệt trong mùa đông, nhiệt độ ở dưới cao sẽ làm tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.

– Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính, cung cấp oxy cho quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng. Phần rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mòn, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.

– Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như

hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.

Ngoài ra, rừng ngập mặn với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật. Thực vật ngập mặn cùng với toàn bộ hệ sinh thái trong RNM là một bể lọc sinh học đối với các chất thải từ hoạt đông nuôi trồng thủy sản ven biển.Trong nuôi tôm phát triển bền vững, hình thức này được khuyến khích phát triển, nhằm bảo vệ môi trường nước và hệ thống rừng ngập mặn.


Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
Posted in xu ly nuoc thai | Leave a comment

Công nghệ xử lý khí thải lò gạch

Với nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn tại việt nam cũng như các nước trên thế giới ngày càng tăng, thì nhu cầu về sử dụng gạch men cũng tăng theo.   
Tuy nhiên, quá trình sản xuất gạch men hiện nay đang tạo ra hàng loạt các hệ lụy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các sản xuất gạch men đều có nhiều bụi và nguy hiểm nhất là các hạt bụi mịn có thể gây hại đến đường hô hấp của con người và động vật.
Ngoài ra, nung gạch men còn tạo ra nhiều khí độc gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, như: CO2, CO, SO2, NOX…chúng ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh một cách nghiêm trọng. Do đó chúng ta cần phải có một hệ thống xử lý phù hợp để ngăn ngừa nhũng tác động xấu của khói bụi sản xuất gạch men đối với môi trường xung quanh.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, công ty Môi trường Hòa Bình Xanh của chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống xử lý bụi trong sản xuất gạch men với chi phí bỏ ra thấp và đảm bảo được chất lượng không khí xung quanh.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN
Quá trình sản xuất gạch men gồm 5 công đoạn chính:
a. Chuẩn bị bột xương
Nguyên liệu đầu vào gồm đất sét và tràng thạch. Các nguyên liệu này được cân định lượng theo từng chủng loại, nạp vào phễu định lượng rồi chuyển tới máy nghiền bi bằng hệ thống băng tải phân phối. đây, các nguyên liệu được nghiền mịn, trộn lẫn nhau và được trộn với nước sao cho tạo nên một hỗn hợp hồ có độ ẩm khoảng 36%. Rồi hỗn hợp hồ này sẽ được xả vào bể chứa có máy khuấy. Tại đây, hồ được làm đồng nhất, qua các công đoạn sàng lọc rung, lọc sắt từ rồi được bơm vào lò sấy phun. Hồ sau khi được sấy phun sẽ dạng bột có độ ẩm khoảng 6% và được băng tải, gầu nâng đưa vào dự trữ trong các silô chứa.
b. Sấy và ép gạch
Tại công đoạn này, bột ép được đưa ra khỏi silô tự động, chuyển qua băng tải và gầu nâng rồi chuyển vào phễu của máy ép và cấp theo khuôn ép. Gạch sau khi ép xong sẽ được nạy ra khỏi khuôn thổi sạch bụi rồi được chuyển vào lò sấy đứng. Gạch tại công đoạn này được gọi là gạch mộc. Trong lò sấy đứng, gạch được sấy trung bình khoảng 75 phút với nhiệt độ sấy tối đa là 250oC.
c. Tráng men
Men dự trữ trong bể chứa đã được gia công sẵn và dùng để cấp cho phân xưởng tráng men. Gạch sau khi được sấy ở lò sấy đứng xong, đi theo băng chuyền dẫn thẳng vào dây chuyền tráng men, làm sạch, phun ẩm rồi phủ men cuối cùng là in hoa văn trang trí bằng các thiết bị chuyên dùng.
d. Nung gạch đã được tráng men
Sau khi đã tráng men trang trí, gạch được đưa qua máy xếp tải được xếp lên các xe lưu chứa. Sau đó được vận chuyển đến máy dỡ tải và cấp vào lò nung thanh lăn. Tại lò nung thanh lăn, gạch được nung ở nhiệt độ từ 1.150 – 1.180oC.
e. Phân loại và đóng gói sản phẩm
Gạch sau khi nung xong, sẽ đi qua đường thanh lăn rồi đưa vào băng chuyền phân loại tự động, xếp chồng, đóng gói trong hộp các tông, dán keo, in nhãn, bọc nilon và cuối cùng là xếp lên xe nâng hàng đưa vào kho chứa thành phẩm.
  
NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH Ô NHIỄM KHÍ BỤI
Các khí bụi trong quá trình sản xuất gạch men thường phát sinh ở công đoạn tạo hồ, tạo hình, tráng men và sấy nung.
Lò sản xuất gạch men xử lý khí thải không phù hợp sẽ có nhiều hạt bụi với nhiều kích cỡ khác nhau. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến các loại bụi mịn và nếu không có những biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN
      

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN


Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt và nung được hệ thống quạt hút thu gom lại và đi vào Cyclone tại đây khí thải được đưa vào với vận tốc lớn và khí chuyển động theo vòng xoáy, khi đó các hạt bụi sẽ va đập vào thành Cyclone, chúng mất động năng và theo quán tính chúng sẽ rơi xuống thiết bị thu căn khô. Tro bụi và mụi than có trọng lượng lớn hơn không khí được lắng ở đáy cyclone.
Sau khi qua cyclone dòng khí còn sót lại bụi mịn tiếp tục được quạt  hút chuyển qua bể lọc ướt hay thiết bị rửa khí Venturi. Tại đây dòng khí thải chứa bụi chuyển động với tốc độ cao 10-150 m/s và chúng va đập vào dung dịch hấp thụ tạo thành các hạt bụi rất nhỏ.
Dòng khí sau khi được rửa, các hạt bụi nặng sẽ theo quán tính và rơi xuống hố thu cặn ướt và được xử lý.
Dòng khí tiếp tục được đưa qua tháp hấp thụ, tại đây, chúng được hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2, các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình đốt cháy như SOx, NOx… cũng được hấp thụ lại.
Dòng khí sau khi được xử lý sẽ được chuyển qua đường ống và thải ra ngoài môi trường qua ống khói theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hiệu quả xử lý có thể đạt 99.6%  xử lý được các chất độc 90% như CO2, NOx
Trên đây là phương pháp điển hình xử lý khí thải nhà máy sản xuất gạch men. Nếu bạn có nhu cầu xử lý bụi sản xuất gạch men hãy liên hệ ngay với Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh để được tư vấn miễn phí cách xử lý khí thải tối ưu nhất cho doanh nghiệp bạn.
Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ!
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý khí thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

[Email]: mail@hoabinhxanh.vn

Posted in xu ly khi thai | Leave a comment

Các Loại Hồ Sơ Môi Trường Và Xử Phạt Vi Phạm

Để chính thức đi vào xây dựng dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường theo đúng Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014.


I. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động
Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường như sau:
1. Đánh giá tác động môi trường
– Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
– Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi:
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
 + Theo đề nghị của chủ dự án.
2. Kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP
– Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tường phải lập dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật về đầu tư.
– Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
II. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án
Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ trên (Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) thì phải tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường”:
1. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
– Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
– Lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường khi:
Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các văn bản như trên.
2. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
– Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
– Lập lại Đề án bảo vệ môi trường khi:
Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không có một trong các giấy tờ dưới đây:
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Các hồ sơ môi trường khác
Ngoài các hồ sơ trên, các nhà doanh nghiệp cần phải làm các hồ sơ bổ sung như: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Hồ sơ xả thải nước thải ra nguồn tiếp nhận,….
3.1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
– Đi kèm với 01 trong 03 hồ sơ trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 06 tháng/lần vào tháng 07 và tháng 12.
– Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
3.2. Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
– Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120 kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác.
– Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;
+ Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;
+ Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
+ Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;
+ Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.
3.3. Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác sử dụng nước mặt.
3.4. Giấy phép khai thác nước ngầm
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn nước ngầm.
3.5. Hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.


Theo nghị định số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với hành vi thực hiện không thực hiện các hồ sơ pháp lý môi trường sẽ chịu phạt hành chính như sau:
– Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
– Đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cam kết bảo vệ môi trường):
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
– Đối tượng thực hiện đề án bảo vệ môi trường:
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bị phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường;
– Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
+ Phạt cảnh cáo từ: 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc có thể tước giấy phép kinh doanh
– Đối tượng lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
+ Phạt tiền từ 30.000.000- 40.000.000 nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH
+ Phạt tiền từ 5.000.000- 10.000.000 nếu không báo cáo quản lý CTNH định kỳ.
– Đối tượng lập hồ sơ sử dụng nước mặt, khai thác nước ngầm:
Nếu các cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép sử dụng nước mặt hoặc khai thác nước ngầm mà không tiến hành đăng ký với Chi cục bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định:
+ Phạt cảnh cáo từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng
– Đối tượng lập hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận:
Nếu các cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép xả thải mà không tiến hành đăng ký với Chi cục bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định.
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt từ: 20.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt từ: 30.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên bị xử phạt từ: 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. 

 Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về hồ sơ môi trường và xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
Posted in ho so moi truong | Leave a comment

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ MBBR

Công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì?Là công nghệ kết hợp xử lý bùn hoạt tínhbể lọc sinh học, sử dụng các giá thể sinh học cho các vi sinh vật bám vào tạo lớp màng sinh học. Do dùng vật liệu mang vi sinh nên mật độ vi sinh (MLVSS) trong bể xử lý cao hơn so với kĩ thuật bùn hoạt tính phân tán. Giá thể vi sinh được sử dụng là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn. Bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan ôxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải MBBR:
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của VSV khi những giá thể này lơ lửng trong nước.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải dạng MBBR

  • Diện tích công trình nhỏ, tiết kiệm không gian.
  • Quá trình vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp.
  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
  • Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác.
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
  • Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng , vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.

    Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
    Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
    [Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
    [Skype]: moitruonghoabinhxanh
    Posted in xu ly nuoc thai | Leave a comment

    Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Rỉ Rác

    Trong quá trình xử lý rác thải rắn (đặc biệt là xử lý bằng chôn lấp), nước rỉ rác thường thấm qua lớp rác, đất làm ô nhiễm môi trường xung quanh, tác động đến hoạt động bãi chôn lấp. Một mặt cần cho quá trình sinh học và hóa học của các khi phân hủy rác hữu cơ. Mặt khác nước rỉ rác thấm qua tầng đất, nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước.
    Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác
    Thuyết minh quy trình công nghệ
    a. Xử lý sơ bộ
    – Nước rác từ bãi chôn lấp, nước rửa xe và nước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom về hồ chứa nước rác. Tại hồ chứa nước rác có bố trí hệ thống sục khí nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ. Ngoài ra hồ chứa còn phân hủy sinh học.
    – Nước rỉ rác từ hồ chứa được bơm vào bể trộn vôi nhằm khử 1 số ion kim loại nặng và khử màu cho nước rỉ rác. Bể có bố trí hệ thống máy khuấy vôi (hoặc hệ thống sục khí). Bể trộn vôi được cấp vôi và sục khí gián đoạn để tránh lắng cặn vôi và làm tăng hiệu quả nâng pH.
    – Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa. Tại bể có bố trí hệ thống sục khí nhằm tăng khả năng hòa trộn, giảm mùi phát sinh do quá trình yếm khí. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể lắng cặn vôi để tách cặn vôi trước khi vào công đoạn tiếp theo.
    b. Xử lý Nito và khử Canxi
    – Nước thải sau khi lắng vôi được dẫn vào bể chỉnh pH 1. Nước thải tiếp tục được bơm lên tháp Stripping 1, từ đây nước thải tự chảy về bể chỉnh pH 2 trước khi được bơm lên tháp Stripping 2 để loại bỏ N-NH3. Tại đây nước thải được bổ sung thêm NaOH để duy trì giá trị pH=10 – 11. Quá trình châm NaOH trên đường ống bơm lên tháp Stripping được điều khiển tự động qua thiết bị đo pH được lắp trên đường ống.
    – Khí được cấp cho 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp: Nước thải sau tháp Stripping 1 sẽ được thu vào hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp Stripping 2 quá trình hoạt động như tháp Stripping 1.
    – Sau khi qua tháp Stripping 2 nước thải sẽ được đưa qua bể xử lý Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khi đi vào giai đoạn xử lý sinh học. Tại đây nước thải được trộn với hóa chất trên đường ống, phần Ca2+ kết tủa sẽ lắng tại ngăn lắng, nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học.
    – Trên đường ống dẫn nước thải từ bể Stripping 2 sang bể UASB có bố trí thêm hệ thống châm hóa chất (FeCl3, H2SO4, polymer). Tại đây có gắn đầu dò pH để điều chỉnh pH có giá trị 7-7,5 là điệu kiện thuận lợi cho xử lý sinh học kỵ khí.
    c. Xử lý sinh học kỵ khí UASB
    Bể UASB dựa trên hoạt động của lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở đáy bể. Nước thải được đưa từ đáy bể phản ứng qua hệ thống phân phối được thiết kế đồng bộ dọc theo đầu vào. Lớp bùn hạt chiếm 1 phần nhỏ thể tích của bể, hiệu quả của hệ thống phân phối nước đầu vào và lượng khí sinh ra là kết quả của sự khuấy trộn nước thải đầu vào với lớp bùn hạt. Quá trình xử lý chất hữu cơ thực hiện bên trong lớp bùn hạt. Đối với 1 vài loại nước thải thì trên lớp bùn hạt hình thành lớp bông bùn và chất rắn lơ lửng trong nước thải này không tiếp xúc với lớp bùn hạt mà di chuyển phía trên và nằm trong lớp bông bùn sau khí nước thải qua lớp bông bùn này sẽ tiếp tục qua hệ thống 3 pha rắn – lỏng – khí.
    Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ tự chảy sang bể Selector để ổn định nồng độ bùn sinh học trước khi hỗn hợp nước thải và bùn vi sinh dẫn vào bể Aerotank.
    d. Xử lý sinh học hiếu khí Aerotank
    Bể Aerotank quyết định hiệu quả xử lý của trạm vì xử lý phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
    Để lượng oxi cấp vào bể Aerotank đủ cho quá trình Nitrat hóa ta lắp đặt 01 thiết bị đo DO để kiểm soát và duy trì DO trong bể đảm bảo duy trì oxi hòa tan trong bể luôn >2mg/l.
    Nước sau khi ra khỏi bể này, hàm lượng COD và BOD5 giảm 80-95%. Nước thải sau khi oxi hóa các hợp chất hữu cơ & chuyển hóa Amoni thành Nitrat sẽ được tuần hoàn 1 phần về bể Anoxic để khử Nittơ.
    Nước thải sau khi qua bể Aerotank sẽ tự chảy qua bể lắng bùn sinh học (lắng 2).
    e. Xử lý hóa lý
    Nước thải từ bể lắng 2 được dẫn sang bể xử lý hóa lý để loại bỏ các cặn lơ lửng trong nước rỉ rác và 1 phần tử màu. Trong bể gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm thiết bị keo tụ + tao bông + lắng. Tại ngăn đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bông, dung dịch phèn FeCl3 và H2SO4 được châm vào ngăn này. Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắng hơn trước khi chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng. Quá trình keo tụ, tạo bông với phèn Fe2+ diễn ra ở pH=3
    f. Oxy hóa fenton 2 bậc
    – Nước thải tiếp tục được dẫn sang cụm xử lý fenton 2 bậc để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả ngăn phân hủy sinh học trong nước rỉ rác, tại cụm oxy hóa fenton 2 bậc hóa chất Fe2+, H2O2 và H2SO4 được châm vào ngăn (fenton bậc 1) và (fenton bậc 2)
    – Phản ứng fenton đối với nước rỉ rác diễn ra mạnh ở giá trị pH thích hợp. Sau quá trình phản ứng fenton 2 bậc, dung dịch NaOH được châm vào bể keo tụ nhằm nâng pH =7 để khử Fe và hàm lượng H2O2
    – Tại đây bể lắng thứ cấp, hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm liên kết tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và NaOCl sẽ được châm vào ngăn 2 để tăng cường quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm còn lại trong nước rác, bùn được lắng xuống đáy bể và được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong chảy qua máng tràn trước khi vào bể khử trùng.
    Khử trùng nước và lọc
    – Nước rác sau khi qua bể lắng thứ cấp được dẫn sang bể khử trùng, tại ngăn đầu tiên, bơm định lượng sẽ cấp hóa chất để khử trùng nước thải, sau 1 thời gian phản ứng, nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực.
    – Thiết bị lọc áp lực có chức năng loại bỏ các cặn còn lại sau bể lắng thứ cấp. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 25-2009.
    g. Xử lý bùn
    – Bùn lắng từ các bể được đưa về bể nén bùn trước khi được đưa vào máy ép bùn.
    Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
    Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
    [Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
    [Skype]: moitruonghoabinhxanh
    Posted in xu ly nuoc thai | Leave a comment

    Phương pháp xử lý bụi cán luyện Cao Su

    xử lý bụi cán luyện Cao Su
    Ngành công nghiệp Cán luyện cao su là ngành thường gây ô nhiễm môi trường bởi các tác động ồn, rung và bụi. Đặc biệt bụi là tác nhân gây nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người. Và trong quá trình sản xuất thì quá trình cán luyện sẽ phát sinh ra bụi ở dạng rất mịn, bụi hô hấp. Bụi này có kích thước rất nhỏ có thể lọt sâu phổi và gây bệnh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe công nhân tại nhà máy cũng như người dân xung quanh thì việc xử lý khí thải phát sinh tại nhà máy là vấn đề cần thiết và bắt buộc nhằm bảo đảm môi trường, tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả sản xuất.
    Các nguồn gây ô nhiễm chính:
    +  Công đoạn cán luyện.
    + Trong các bao phụ gia để ngổn ngang xung quanh khu vực máy cán.
    + Do thao tác pha trộn và vận hành sai kỹ thuật làm phát sinh nhiều bụi.
    + Ngoài ra còn các loại bụi phát sinh từ bụi bám dính trên máy, nền nhà xưởng.
     Quy trình xử lý bụi cán luyện cao su

    Sơ đồ quy trình xử lý khí thải cao su
    Sơ đồ quy trình xử lý khí thải cao su 
    Thuyết minh quy trình:
    Bụi sinh ra trong quá trình cán luyện cao su được thu gom bằng hệ thống các chụp hút được đặt ở phía trên các thiết bị. Sau đó quạt hút trên đường ống sẽ hút và dẫn bụi vào thiết bị lọc bụi cyclon. Không khí và bụi đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến với ống trụ, chuyển động xoáy tròn đi xuống phía dưới, khi dòng khí thải gặp phiểu thì dòng khí bị đẩy ngược lên chuyển động xoáy trong ống trụ trong và đi sang thiết bị lọc bụi túi vải. Trong quá trình chuyển động của dòng khí trong cyclon dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi va vào thành, bị mất quán tính và rơi xuống dưới.
    Ở thiết bị lọc bụi túi vải không khí và bụi đi qua tấm vải lọc, đầu tiên các hạt bụi lớn hơn các khe (lỗ) của sợị vải sẽ được giữ lại trên bề mặt, còn với các hạt nhỏ hơn cũng sẽ bám dính trên bề mặt sợi vật liệu lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lục hút tĩnh điện, và sau một khoảng thời gian xử lý, lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, và “lớp màng” này sẽ giữ lại hầu như toàn bộ các hạt bụi có kích thước nhỏ.
    Ưu nhược điểm của hệ thống xử lý bụi cao su

    Ưu điểm
    Có thể tận dụng lại lượng bụi sau khi xử lý làm nguyên liệu sản xuất đầu vào nên sẽ làm giảm chi phí sản xuất.
    Hiệu quả xử lý rất cao và khí đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT cột B, đạt yêu cầu của cơ quan nhà nước.
    Nhược điểm
    Chi phí đầu tư cao và chi phí vận hành tương đối lớn.
    Yêu cầu kĩ sư vận hành có tay nghề cao.
    Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý khí thải
    Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
    [Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
    [Skype]: moitruonghoabinhxanh

    Posted in xu ly khi thai | Leave a comment